CHÚ GIẢI TIN MỪNG
NGÀY 22.12 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Lc 1,46-56
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: 1 Sm 1,24-2,1
Đoạn sách Cựu ước hôm nay được chọn, rõ rệt vì hai lý do:
Thánh ca của bà Anna hàm chứa cùng những chủ đề như kinh “Magnificat" của Đức Maria chúng ta đọc hôm nay.
Tình mẫu tử lạ lùng của bà, là người cho đến nay vẫn son sẻ, báo trước hai tình mẫu tử đặc biệt của Elidabét và Maria
Tôi là người đàn bà nọ, đã đứng cầu xin Chúa nơi đây trước mặt Người. Tôi đã cầu xin vì trẻ này, và Chúa đã cho tôi được như tôi xin.
Giáng sinh đến gần, phụng vụ tập trung vào việc chiêm ngưỡng Đức Maria. Nhưng cuộc sinh hạ có chất nhiệm mầu trong Cựu ước trở lại trong trí nhớ.
Anna son sẻ. Bà khấn cầu Chúa đoài nhìn đến nỗi khổ của tớ nữ Chúa. Khi bà được nhận lời, bà hiến con trẻ của Samuel cho Chúa.
Mầu nhiệm của tình yêu mẩu tử.
Tôi im lặng chiêm ngưỡng niềm vui của Đức Maria trong những ngày Người chờ đợi , Người chuẩn bị…
Anna thưa cùng Chúa rằng: "lòng tôi nhảy mừng trong Chúa..”
Linh hồn tôi hân hoan trong Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Chúa Đấng cứu độ tôi . Tâm trạng Đức Maria ngập tràn vui sướng hân hoan. Tôi có nghĩ về Người trong những ngày này, Người luôn hạnh phúc dù phải bỏ Nazareth về Bê lem theo lệnh kiểm tra của hoàng đế Rôma. Tâm trạng tôi thế nào?
Tôi có thể thực sự đọc lại lời kinh “Magnificat" để Ca vang mềm hân hoan và tri ân của tôi không?
Cung nỏ người hùng bị bẻ tan, Người kiệt sức lại nai nịt dũng khí, kẻ no đầy nay làm thuê vì miếng bánh, kẻ đói lả, nay lại được no nê.
“Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao người phận nhỏ”.
Chúa cho người đói khát no đầy ơn phúc và để người giàu có trở về tay không... Maria biết mình nhỏ bé , khiêm tốn. Người không đặt mình vào số những người danh tiếng có nhiều liên hệ. Sự giao dịch độc nhất của Người là Thiên Chúa. Người không tìm cách xuất đầu lộ diện, theo nghĩa thế gian. Người không được mọi người biết đến. Không ai quen Người, trừ Giuse và Elisabeth biết đến mầu nhiệm Người đang lưu giữ: Thiên Chúa ở đó, ẩn tàng.
Cùng với Đức Maria, tôi có biết đặt đúng trật tự giá trị không? Tôi có biết tìm kiếm những của cải chân thật và tích chứa cho thật nhiều?
Cho kẻ bần cùng đứng dậy khỏi tro bụi, nâng cao kẻ nghèo khỏi phân nhơ rác rền.
Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Người, truyền thống Kinh Thánh đầy những kiểu nói này là Thiên Chúa yêu thương những người nghèo. Người bênh vực kẻ yếu đuối, nhưng người không có chổ cậy dựa nhân loại nào khác.
Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khổ, vì Nước trời, là của họ.
Chủ đề niềm vui và nghèo khó liên hệ với nhau. Lạy Chúa xin ban cho chúng con sự nghèo khó nội tâm cùng với niềm vui này. Chớ gì máng cỏ Giáng sinh nhắc nhở con điều này trong những ngày tới. Không, không phải ngẫu nhiên mà Chúa đã muốn sinh ra trong những điều kiện lạ lùng và quẫn bách này. Chúng con đã quá quen điều đó làm chúng con gai chướng nữa .Thiên Chúa lại ở trong hang súc vật, được đặt trên rơm cỏ?
Bài đọc II: Lc 46-56
Cụng rất là tự nhiên, Maria sử dụng những kiểu diễn tả của “Thánh Vịnh " mà Người đã nằm lòng, để bày tỏ tâm tình cầu nguyện của mình. Mọi một câu trong Kinh “Ngợi khen " đều được rút ra từ Cựu Uớc. Maria quen cầu nguyện trong bầu khí đó.
ngày áp lễ Noel, ta thường đọc lại một kinh tương tự.
“Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi". (I Sm 2,1)
Niềm vui. Nhảy mừng.
Một niềm vui thần thiêng, phát xuất từ Thiên Chúa.
Vì Chúa đã đoán nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa (I Sm 1,11)
Nhỏ bé. Nghèo khó. Khiêm hạ.
Khi Mẹ của Thiên Chúa sống trên trần gian , Người là một tớ nữ khiêm hạ. Người không ở Roma vinh hiển.
Athêna thông thái, Babylon kiều diễm, hay tại Giêrusalem thành thánh... Nhưng trong một góc nhỏ của thôn nghèo không được biết tới. Bạn đã từng nghe nói: "Tôi ấy ạ, tôi khoái thành thị” . Thế mà, Ma ria trải qua trọn cuộc sống ở làng thôn”. Nhưng tại thôn làng, cùng có những người vị vọng, những người có uy tín... rồi đến những kẻ bậc trung, những kẻ hèn mọn, những người mà không ai nói tới. Maria thuộc vào những loại người sau cùng !
Và Thiên Chúa đã hạ cố trên nàng.
“Vì từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước". (St 30,13)
Không phải vì nàng tự nhận biết mình là nhỏ bé và khiêm hạ, mà tự nhiên thần trí nàng nhỏ hẹp. Không phải thế ! Nàng nhìn rất cao và rất xa. Người nữ nhỏ bé này xem ra không có gì, lại nghĩ đến toàn thể nhân loại. Chân trời của nàng không dừng lại nơi những ngọn đồi bao quanh vùng đất ở của nàng.
Còn chân trời của tôi thế nào?
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại và Danh Ngài là Thánh". (Tv 111,9)
Những điều kỳ diệu của Thiên Chúa.
Ngày nay, chúng vẫn còn xuất hiện tiếp tục. Thường là kín đáo. Cần phải khám phá ra chúng ngay giữa những gì xảy ra hàng ngày, những việc tầm thường.
"Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia, dành cho những ai kính sợ Chúa". (Tv 103,17)
Thiên Chúa là Tình yêu.
Cần phải mở rộng tâm hồn đón nhận Tình yêu này. Thiên Chúa không áp đặt.
Chúa dẹp tan kẻ kiêu căng, Người lật đổ người quyền thế, Người làm cho kẻ giàu có trắng tay, Người nâng kẻ phận nhỏ, Người ban đầy ơn cho kẻ đói khát, Người săn sóc Israel". (Tv 107,9) , (T'v 89,11) , (Tv 113,7)
Hành động của Thiên Chúa:
Hạ thấp những kẻ cao ngạo, minh chứng cho bọ biết sự hư không của họ...
Nâng cao những kẻ thấp bé, chứng tỏ cho họ ý thức sự cao trọng của mình.
Đó là khởi sự đề cập đến một đề tài cốt yếu trong Cựu Uớc: những “anazim", những kẻ nghèo khó lại là những người được Thiên Chúa ưu ái. Sự "nghèo khó" là một trạng thái cốt thiết của tâm hồn. Người ta không đổ đầy chiếc ly đã đầy tràn. Cần phải để mình rỗng không để đón nhận Thiên Chúa. Con người quá cậy mình, con nít tự mãn, con người làm ra vẻ thông giỏi... thì không còn phải mong đợi gì. Phúc cho những kẻ nghèo, Chúa Giêsu sẽ nói thế. Còn Mẹ Người cũng đã nói: Phúc thay những kẻ nghèo khó, Thiên Chúa có thể làm cho họ đủ đầy, Vì họ đang ngóng đợi, đang ước muốn được đày tràn. Tôi có là một kẻ nghèo khó không?"
Chúa nhớ lại lòng thương xót của Người, như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi (Tv 18,51)
Maria tự biết mình là khởi đầu tiếp nhận điều mà dân tộc từng ngóng đợi. Thiên Chúa không quên bỏ Người nhớ kỹ Người trung tín. Người giữ lời.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Bài ca Magnificat
46 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
47 thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
48 Phận nữ tỳ hèn mọn.
Đoái thương nhìn tới;
Từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
49 Đấng toàn năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
Danh, Người thật chí thánh chí tônv !
50 Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người,
51 Chúa giơ tay biểu hiện sức mạnh
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
52 Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
53 Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
54 Chúa độ trì Ít-ra-en, tôị tớ của Người,
55 như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và con cháu đến muôn đời”.
56 Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.
HOÀN CẢNH:
Sau lời Ê-li-sa-bét khen ngợi, Đức Ma-ri-a, với tâm hồn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc vì được Thiên Chúa đoái thương, cất tiếng hát bài Magnificat để chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa.
Ý CHÍNH:
Bài ca Magnificat của Đức Ma-ri-a gói trọn tâm tình biết ơn, hiếu thảo và yêu mến của một thụ tạo khó nghèo đối với Thiên Chúa cao cả.
TÌM HIỂU:
Bài ca này được bố cục như sau:
46-48: những câu mở đầu này nói lên tâm tình chúc tụng và ngợi khen vì đã được đón nhận niềm vui cứu độ của Thiên Chúa.
Sau những câu mở đầu này, bài ca được diễn tả qua ba tâm tình:
1/ 49-50: Ma-ri-a ghi nhận những hồng ân của Thiên Chúa, vì Người đã làm nơi Mẹ những công việc lớn lao cả thể. Mẹ tự xưng là một nữ tì hèn mọn của Chúa mà từ đây sẽ được thiên hạ muôn đời khen ngợi. Việc Chúa làm tỏ ra Người quyền lực, thánh thiện và từ bi.
2/ 51-53: Đức Ma-ri-a ngợi khen Chúa không ngoan trong các việc làm: Người đứa cánh tay mạnh mẽ hạ kẻ kiêu căng, truất bỏ những người thần thế, để người giàu có trở về tay không(Pha-ra-on, Na-bu-ca-đô-nô-xô). Trái lại, Người nâng đỡ kẻ yếu hèn , cho người nghèo khổ được dư dật(Sao-lê, Đa-vít, Ma-ri-a …).
3/ 54-55: Đức Ma-ri-a dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã cho Con Một xuống thế làm người. Từ ngày nguyên tổ phạm tội, nhiều lần Chúa hứa sẽ sai Đấng Cứu Thế ra đời cứu chuộc loài người. Người đã hứa cùng tổ phụ Do Thái,nhất là Áp-ra-ham. Sau người lại dùng các tiên tri để nhắn lại lời hứa đó. Các lời hứa đó bắt đầu thực hiện:Nay Người đến để cứu chuộc thiên hạ, nhất là Ít-ra-en, dân riêng người
3/ 56: Thánh sử Lu-ca ghi thêm câu này để một đàng kết thúc câu chuyện Đức Mẹ đi thăm bà Ê-li-sa-bét, đàng khác giới thiệu Gio-an Tẩy Giả sinh ra: Đức Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng rồi trở về nhà.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Sau lời khen ngợi của Ê-li-sa-bét, lẽ ra theo phép xã giao và lịch sự, Ma-ri-a phải đỡ lời, khen lại Ê-li-sa-bét mới phải; nhưng đàng này Ma-ri-a lại dâng lời chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa vì những hồng ân cao cả đã ban cho mình. Điều này có ý nêu lên hai lý do:
- Ơn phúc Chúa ban cho Ma-ri-a cao cả và lạ lùng hơn Ê-li-sa-bét nhiều.
- Ma-ri-a muốn nhìn thẳng đến nguồn gốc củaơn là Thiên Chúa để cám ơn hơn là vì ơn mình đã được. Quí trọng người cho hơn là của cho.
Chúng ta noi gương Đức Ma-ri-a biết cám ơn Chúa, vì Chúa hơn là vì những ơn ta được, và đó là tâm tình cảm tạ tri ân đích thật.
2. Bài ca Magnificat là lời bộc phát tâm tình hân hoan hiếu thảo chan chứa của kẻ chịu ơn đối với Đấng ban ơn. Mỗi lần đến với Chúa, qua những việc đạo đức, chúng ta cần nhận ra những ơn Chúa ban để khơi dậy niềm tin cậy mến và tâm tình hân hoan hiếu thảo đối với Thiên Chúa là Đấng nhân lành và đầy tình thương xót.
3. Bài Magnificat là bài ca tụng những kỳ công lạ lùng của Thiên Chúa đã làm để cứu chuộc nhân loại. Những sự lạ lùng của thời Cựu Ước là việc tạo dựng vũ trụ (St 5,9), phép lạ xuất hành(Xh 3,24), việc ban hành lề luật(Tv 119,18), nhưng nơi Ma-ri-a, Thiên Chúa đã làm công việc cao cả hơn hết mọi kì công: sinh hạ Đấng Cứu Thế. Chún ta cần nhạy cảm khám phá ra những kì công lạ lùng của Thiên Chúa nơi vũ trụ vạn vật, nơi xã hội con người, nơi Hội Thánh và những Ki-tô hữu, nơi chính bản thân mình để ca tụng quyền năng của Thiên Chúa.
4. Bài ca này ca tụng sự không ngoan của Thiên Chúa đã thương yêu kẻ nghèo hèn khiêm nhu. Vì chính những tâm tình khó nghèo khiêm nhu đó mà lòng lòng đạo đức được nảy nở vì biết đặt tất cả lòng tín thác vào một mình Thiên Chúa và tùy thuộc Người.
Sáu ngày trong bài giảng về mối “phúc thật”, Chúa Giê-su đã công khai chúc cho những hạng người đó. Sống trong số phận hẩm hiu nghèo khó, nhờ giáo huấn của bài Tin Mừng này, chúng ta tìm được lẽ sống mới: Hạnh phúc không phải được xây dựng trên những bảo đảm trần gian, nhưng trên ý định tình thương của Thiên Chúa. Những kẻ nghèo khó, dốt nát, hèn yếu trên đời này không còn là những kẻ khốn nạn phải thất vọng, từ đây họ được Thiên Chúa bênh vực che chở.
5. Hát lên bài Magnificat với tâm tình khiêm nhu trước mặt Thiên Chúa, chúng ta sẽ gột rửa được lòng háo danh kiêu ngạo, đủ để nhận ra tất cả mọi sự là của Chúa ban cho.
6. Mùa Vọng là hoàn cảnh thuận tiện giúp chúng ta luyện cho mình một đời sống nghèo khó theo Tin Mừng và một tâm hồn khiêm nhu để xứng đáng Chúa ngự đến.